Tại sao tập bò lại quan trọng đối với trẻ

choi-do-choi.jpg

Trẻ từ khi sinh ra luôn phát triển từng ngày,không chỉ nằm yên tại chỗ bé dần biết ngồi, biết cầm nắm, bò trườn rồi tập đi… Dù là giai đoạn nào cũng đều quan trọng với trẻ, đánh dấu một mốc trưởng thành. Đối với bé, mấy tháng biết bò cũng là một mốc đánh dấu bước ngoặt lớn lên, là một giai đoạn quan trọng không thể bỏ qua.

Giai đoạn tập bò đánh dấu việc bé cưng chủ động di chuyển loanh quanh, phát hiện thế giới rộng lớn hơn lòng mẹ, chiếc nôi nhỏ… Tập bò giúp bé cảm thấy tò mò về mọi thứ xung quanh mình

Vậy, vì sao không nên bỏ qua giai đoạn tập bò?

Tập bò giúp trẻ vận động toàn thân. Hoạt động bò trên sàn đòi hỏi bé yêu phải sử dụng hầu hết các nhóm cơ, hao tốn rất nhiều năng lượng. Bò giúp con rèn luyện cơ bắp và thể lực, tốt cho sự phát triển của bé Trẻ nhỏ phát triển nhanh thì khoảng 7 – 8 tháng tuổi là các bé đã bắt đầu biết bò. Trong số đó, cũng có vài bé bắt đầu đứng ngay và hầu như không chịu tập bò. Và có lẽ ông bố bà mẹ nào cũng cảm thấy vui sướng xen lẫn tự hào khi nhìn thấy đứa con thân yêu của mình biết đứng sớm như thế.

Nhiều bố mẹ cảm thấy tự hào khi con phát triển nhanh hơn trẻ cùng tuổi, khi bé tự vịn tường đi lẫm chẫm. Tuy nhiên, không tập bò mà biết đứng và tập đi không hoàn toàn có lợi cho con cưng.

Lợi ích của việc tập bò cho bé

7-tháng-nhat-ky-cua-me-4.jpg

Thông thường, bé 7-8 tháng tuổi bắt đầu biết bò. Nhiều bé có thể đứng ngay và không tiếp tục muốn tập bò nữa. Thế nhưng, bạn có biết rằng tập bò là một bước rất quan trọng để giúp các bé hình thành cơ bắp.

Các bé bắt đầu chuyển dần từ giai đoạn chỉ biết nằm khi mới sinh ra sang giai đoạn từng bước giảm dần việc tiếp xúc với sàn nhà khi tập bò, và cuối cùng là đứng được trên đôi bàn chân và giữ thăng bằng khi đi.

Trẻ nhỏ chập chững tập đi trước tập bò là do lòng hiếu kỳ. Cách để con yêu không “đốt giai đoạn” là ba mẹ nên tập con từ từ, không mua dụng cụ tập đi sớm như xe gỗ tập đi cho con.

Có nên khơi dậy lòng hiếu kỳ tập bò ở trẻ không?

Thật tốt nếu trẻ phát triển nhanh phải không nào? Đừng để con thụ động hay tự mình tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Cha mẹ hãy giúp con bắt đầu tìm hiểu và khám phá thể giới bên ngoài chẳng hạn như đặt đồ chơi “dụ” con tập bò trên sàn nhà và để cho con thử sức. Khuyến khích con: “Cái kia là cái gì ấy nhỉ? Con ra đó chạm thử xem nào!”. Một con búp bê điện tử tập bò, hoặc món đồ chơi bắt mắt nằm dưới sàn cũng có tác dụng kích thích con đuổi theo.

Bé hào hứng và bò theo món đồ chơi, bạn đừng quên khen ngợi con với giọng điệu hào hứng. Được sự cổ vũ của người lớn, bé sẽ cảm thấy vô cùng vui sướng. Và điều này sẽ trở thành động lực giúp bé cố gắng trong những lần tiếp theo.

Bé được khuyến khích nếu có bạn bè cùng tuổi tập bò với mình. Bố mẹ có thể cho con đến chơi nhà bạn, hoặc đến khu trò chơi thiếu nhi. Nhìn bạn bè bò bằng tay chân và di chuyển, bé sẽ được kích thích thử bò.

Hầu hết trẻ nhỏ thường dùng hai lòng bàn tay và nửa thân dưới khi bò. Tuy vậy, cũng có các bé bò trong tư thế nửa thân trên vẫn sát với mặt sàn hoặc bò trong tư thế ngồi (bò ngồi)… Việc này cũng là bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng. Bố mẹn không nhất thiết phải sửa tư thế bò của con mình, mà hãy coi đó là cá tính riêng của bé.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng về sự phát triển của con mình, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để xem bé có vấn đề bất thường ở tay chân hay não bộ không.

Hãy cùng vui vẻ đón chào giai đoạn trưởng thành này của bé nhé! Và cũng đừng quên tham khảo những điểm cần chú ý khi bé bắt đầu tập bò.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các ông bố bà mẹ an tâm và biết cách chăm sóc con trẻ. Hãy cùng vui vẻ đón chào giai đoạn trưởng thành này của bé nhé!

Bình luận về bài viết này